Tóm tắt:
Tác động của tỷ giá USD/CNY đến nền kinh tế các quốc gia, đặc biệt là châu Á, xuất phát từ vai trò quan trọng của Trung Quốc trong quan hệ thương mại với khu vực và phần còn lại của thế giới. Đối với nhiều nền kinh tế châu Á, xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu về sản phẩm và thị trường là các thành phần quan trọng của tăng trưởng. Điều này dẫn đến một số kênh lan tỏa tiềm năng của biến động tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô (KTVM). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá những ảnh hưởng của các cú sốc tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố KTVM của Việt Nam bằng việc sử dụng mô hình VAR với việc thực hiện phân tích phân rã phương sai và các hàm phản ứng xung. Nghiên cứu tập trung vào các biến số trong nước như: sản lượng thực, mức giá và biến đổi tiền tệ. Các kết quả cho thấy rằng, sự thay đổi tỷ giá hối đoái USD/CNY có ảnh hưởng đến các biến số KTVM của Việt Nam. Cụ thể hơn, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/CNY đến KTVM của Việt Nam thông qua giá trị sản lượng GDP và chỉ số giá CPI được ghi nhận và kéo dài.
Abstract:
The impact of the USD/CNY exchange rate to every country‘s economy, especially in Asia, is arose from the important role of China in trade relations with the region and the rest of the world. Export, its structure of products and exporting market are important sources for most of Asian countries economy growth. This has led to several potential channels of fluctuations of USD/CNY exchange rate to macroeconomic factors. In this study, the researcher had evaluated effects and impacts of the USD/CNY exchange rate shocks on Vietnam's macroeconomic factors by using vector autoregression framework (VAR) with combining the implementation of Variance Decomposition and Impulse Response. The study focused on specific country variables including real output, price levels, and currency variability. The results suggested that the change in the USD/CNY exchange rate may have a significant impact on Vietnam's macroeconomic variables. Specifically, the impact of the USD/CNY exchange rate on Vietnam's macroeconomic volatility through GDP and CPI has been recorded continuously.