Tóm tắt:
Mặc dù các nghiên cứu về cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã khẳng định các lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp, song việc thực hiện thành công không dễ dàng, đặc biệt với các doanh nghiêp nhỏ và vừa (DNNVV). Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố thúc đẩy việc thực hiện CMCN 4.0 tại các DNNVV ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với mẫu 170 DNNVV tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, chiến lược, hoạt động, cũng như các cơ hội môi trường và xã hội là động lực tích cực của việc thực hiện CMCN 4.0, trong khi những thách thức liên quan đến khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại trong tương lai cũng như sự phù hợp về tổ chức và sản xuất cản trở tiến trình thực hiện. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhận thức về các cơ hội và thách thức liên quan đến CMCN 4.0 như tiền đề cho việc thực hiện CMCN 4.0 phụ thuộc vào các đặc điểm khác nhau của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định, quản lý doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc thực hiện cuộc CMCN 4.0.
Abstract:
Although research on industry 4.0 has confirmed the benefits it brings to businesses, the implementation of industry 4.0 is not easy, especially for small and medium enterprises. This study is conducted to identify factors that motivate and impede the application of industrial revolution 4.0 of small and medium enterprises in Vietnam. By using the structural equation model (SEM) with data from 170 small and medium enterprises in Vietnam, the results show that strategic, operational, environmental and social opportunities are positive drivers of Industry 4.0 implementation, whereas challenges with regard to competitiveness and future viability as well as organizational and production fit impede its progress. Moreover, it is shown that the perception of industry 4.0-related opportunities and challenges as antecedents to Industry 4.0 implementation depends on different company characteristics. Based on the findings of this study, we provide policy implications for policymakers and managers to promote the industrial revolution 4.0