Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 156 | THÁNG 03/2019

Tác động của kiệt quệ tài chính, chu kỳ sống đến các chiến lược tái cấu trúc và khả năng hồi phục doanh nghiệp

Huỳnh Thị Cẩm Hà, Nguyễn Thị Uyên Uyên

Tóm tắt:

Bài viết kiểm định chiến lược tái cấu trúc (TCT) theo chu kỳ sống của doanh nghiệp dưới tác động của kiệt quệ tài chính (KQTC) (financial distress) và khả năng hồi phục doanh nghiệp từ các chiến lược TCT bằng mô hình hồi quy Logistic. Mẫu nghiên cứu gồm 526 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005–2016. Bài viết tìm thấy, KQTC có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu kỳ sống và nhiều nhất là ở giai đoạn suy thoái. Kết quả cho thấy, tình trạng KQTC buộc các doanh nghiệp thay thế nhân sự cấp quản lý, cắt giảm cổ tức, sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay và phát hành thêm cổ phần. Ở giai đoạn tăng trưởng, công ty bị KQTC hạn chế cắt giảm cổ tức. Ở giai đoạn bão hòa, các công ty bị KQTC giảm khả năng sử dụng nợ vay. Bên cạnh đó, chiến lược TCT nhân sự quản lý và chiến lược cắt giảm cổ tức mang lại khả năng hồi phục cho doanh nghiệp bị KQTC, nhưng hiệu quả từ các chiến lược TCT ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ sống của công ty.


The Impact of Financial Distress, Lifecycle on Corporate Restructuring Strategies and the Likelihood of Recovery for Firms

Abstract:

This study investigates the impact of financial distress on restructuring strate-gies of firms over their lifecycle, and the likelihood of recovery after applying these strate-gies, by using the logistic panel regression model. The research sample includes 526 firms listed on the Vietnam’s stock market over the 2005-2016 period. The results reveal that fi-nancial distress can occur at any stage of corporate lifecycle, especially during the reces-sion periods. We also found that financial distress encourages firms to replace managerial staff, reduce dividends, use supports from debts and issue more shares. During the growth periods, companies in financial distress are less likely to reduce dividends. During saturation periods, firms in financial distress are less likely to use debt. Moreover, we found evidence that strategies of restructuring managerial human resources and reducing dividends can help frims in financial distress recover, however, the effectiveness of the restructuring strategies is rarely affected by firms’ lifecycle..