Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 150 | THÁNG 9/2018

Phân tích cú sốc chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam – tiếp cận bằng mô hình Keynes mới theo kỳ vọng hợp lý

Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Đức Trung

Tóm tắt:

Bài nghiên cứu ước lượng mô hình SVAR cho nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ Lý thuyết Keynes mới cho nền kinh tế mở, nhỏ có tính đến kỳ vọng của các chủ thể kinh tế. Tham số cấu trúc sâu được xác định thay thế cho các ràng buộc trong phần dư của mô hình VAR và ma trận hiệp phương sai. Bài nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của lãi suất chính sách thông qua cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, cú sốc tỷ giá phản ánh cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam là phù hợp với mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều kiện nền kinh tế mở nhưng có kiểm soát vốn. Ngoài ra, cú sốc tổng cầu một lần nữa cho thấy tác động của lãi suất và lạm phát đến biến động sản lượng nền kinh tế theo hướng giảm lãi suất, ổn định lạm phát nhưng tăng trưởng sản lượng, đây cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHNN đang hướng tới. Về hạn chế, cách tiếp cận của nghiên cứu chưa tổng quát, chưa đặt kênh kỳ vọng vào sự kết hợp với các kênh truyền dẫn khác để phân tích; sự minh bạch, độ tin cậy của công chúng đối với NHNN hay sự kiểm soát dòng vốn của Việt Nam cũng là một rào cản để kênh truyền dẫn phát huy tối đa tác dụng. Cuối cùng, nghiên cứu khẳng định lại vai trò quan trọng của CSTT, khuyến nghị NHNN cần nâng cao năng lực hoạch định, phân tích chính sách nhằm hướng đến tăng trưởng kinh tế ổn định.


An Analysis of Monetary Policy Shocks - A New Keynesian Model Approach for Viet Nam’s Economy Based on Rational Expectations

Abstract:

This study estimates the SVAR model for the economy of Vietnam based on the new Keynesian model for small open economies, taking into account the expectation of agents in the economy. Deep parameters are defined as a replacement for the constraints in the VAR innovations and the covariance matrix. This study confirms the importance of policy interest rates through monetary policy shocks in controlling inflation and stabilizing macroeconomic. In addition, exchange rate shocks indicate that the exchange rate management mechanism of Vietnam is consistent with the objective of the SBV which aims to control capital flows in an open economy. In addition, the aggregated demand shock shows the impact of interest rates and inflation on output volatility of the economy in the way of reducing interest rates, stabilizing inflation but increasing output. This is also the final goal of the SBV. Relating to limitation of this study, the approach is not generalized, failing to set expectations channels in combination with other transmission channels for the analysis. The transparency, public credibility of the SBV’s policies or the control of capital flows in Vietnam are also a barrier that prevents this channel to maximize its effectiveness. Finally, the study reaffirms the crucial role of monetary policies, recommending that the SBV to improve its planning, analyzing and forecasting ability towards a sustainable and stable growth.