Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 150 | THÁNG 9/2018

Thâm hụt ngân sách, chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Tóm tắt:

Phúc lợi của thế hệ tương lai được xác định bằng tăng trưởng kinh tế (TTKT) bền vững và chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả. TTKT với lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp là yếu tố quyết định đến đời sống xã hội. Bài viết này nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách, độ mở thương mại, chiều sâu tài chính, tín dụng nội địa được cung ứng bởi khu vực ngân hàng, lạm phát và chất lượng thể chế đến TTKT tại các quốc gia vùng Đông Nam Á bằng phương pháp thực nghiệm. Bài viết sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM cho dữ liệu bảng từ bảy quốc gia trong giai đoạn 2000–2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ mở thương mại và tín dụng nội địa được cung ứng bởi khu vực ngân hàng có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đến TTKT. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách, chiều sâu tài chính và đặc biệt chất lượng thể chế có tác động âm có ý nghĩa đến TTKT. Các phát hiện này đưa đến một số hàm ý chính sách cho chính phủ các nước khu vực Đông Nam Á.


Budget Deficit, Institutional Quality and Economic Growth: Empirical Evidence from South East Asian Countries

Abstract:

Welfare of successive generations is determined by the sustainable economic growth and sound macroeconomic policies. Economic growth is a major determinant of living standards in society when it is achieved with low and stable inflation and unemployment rates. The objective of this study is to examine how the fiscal deficit, trade openness, financial deepening, domestic credit by banking sector, inflation and institutional quality affect the economy of South East Asian countries. We employ the Generalized Method of Moments (GMM) to analyse a panel data of eight countries from 2000 to 2016. The regression results show that trade openness and domestic credit provided by banking sector have significantly positive influence on economic growth. Meanwhile, budget deficit, financial deepening and particularly institutional quality have significantly negative impacts on economic growth. This result provides significant implications to policy makers in the studied countries.