Tóm tắt:
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và so sánh hiệu quả giữa các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu (doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)) qua một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả tài chính. Số liệu thu thập từ Niên giám Thống kê Việt Nam giai đoạn 2000–2017 và kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000–2016. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp là mô tả thống kê và so sánh các chỉ số hiệu quả kinh tế-xã hội, tài chính. Kết quả cho thấy, khu vực FDI có hiệu quả cao nhất, còn hiệu quả của khu vực DNNN thấp hơn và đang giảm dần. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước dù có hiệu quả tài chính thấp, nhưng có vai trò tạo công ăn việc làm, thu hút nhiều lao động, có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực DNNN và chiếm tỷ trọng cao về GDP so với các khu vực kinh tế còn lại. Trên cơ sở các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra những hàm ý chính sách về nâng cao hiệu quả cho các khu vực doanh nghiệp theo hình thức sở hữu.
Abstract:
The paper focuses on analyzing the efficiency of various types of enterprises and compares the efficiency between types of enterprises by ownership (state-owned enter-prises, non-state enterprises and FDI enterprises) through a number of socio-economic indicators and financial efficiency ratios. The data used in this study are secondary from the Vietnam Statistical Yearbook in 2000-2017 and the results of the enterprise surveys of the General Statistics Office in the period (2000-2016). The author applied a qualitative method with statistical descriptions and comparisons of socio-economic performance in-dicators and financial efficiency ratios. The results show that the FDI sector has the high-est efficiency, the efficiency of the state sector is lower and is declining over time. The non-state domestic economic sector, despite has low financial efficiency, has the role of creating jobs for a large number of laborers. This sector has a higher growth rate than the growth rate of the state sector and it accounts for the highest proportion in GDP to com-pare with two other sectors. Based on the results of the analysis, the study has provided some policy implications for improving the efficiency of each sector by ownership.