Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 178+179 | THÁNG 01+02/2021

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Nguyễn Minh Hải, Lương Nguyễn Hoài Trinh, Đoàn Nguyễn Đào Trang, Võ Trường Toản, Hứa Ngọc Yên

Tóm tắt:

Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH). Bằng việc sử dụng số liệu sơ cấp từ việc khảo sát bằng bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ đối với 200 sinh viên BUH, nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng và tiến hành phân tích hồi quy đa biến bằng SPSS 20.0. Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra ba yếu tố then chốt có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm (HVTK) (Savings behavior) của sinh viên BUH, bao gồm: (i) Hiểu biết tài chính (Financial literacy); (ii) Ảnh hưởng của gia đình (Parental socialization); và (iii) Tự kiểm soát (Self-control). Trên cơ sở đó, nghiên cứu khuyến nghị: (i) Phụ huynh nên thực hành tiết kiệm và giáo dục sinh viên tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ; (ii) Sinh viên cần tăng cường hiểu biết về tài chính để có thể tự đưa ra quyết định tài chính nói chung, tiết kiệm nói riêng, từ đó giúp sinh viên có nguồn dự phòng cho những tình huống khẩn cấp, thực hiện được các mục tiêu của mình trong ngắn hạn và dài hạn; và (iii) Sinh viên cần nâng cao năng lực tự kiểm soát của bản thân trong việc chi tiêu, theo đó chi tiêu phải có kế hoạch thông qua việc xác định rõ nhu cầu và mong muốn trong hiện tại và tương lai để chi tiêu hợp lý nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của sinh viên.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Ajzen,I. & Fishbein, M.(1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
  2. Ajzen, I. (1991). Theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179–211.
  3. Ajzen, I. (2011). The theory of planned behaviour: Reactions and reflections. Journal Psychology and Health, 26(9), 1113-1127.
  4. Cochran, J. K., Aleksa, V., & Sanders, B. A. (2008). Are persons low in self-control rational and deterrable? Deviant Behavior Journal, 29(5), 461-483.
  5. Chia, Y. K., Y., Chai, M. T., Fong, S. N., Lew, W. C. &  Tan, C. T. (2011). Determinants of saving behaviour among the university students in Malaysia. Final Year Project, Universiti Tunku Abdul Rahman.
  6. Dangol, J. & Maharjan, S. (2018). Parental and Peer Influence on the Saving Behavior of the Youth. International Research Journal of Management Science, 3, 42-63.
  7. Delafrooz, N. & Paim, L. H. (2011). Determinants of saving behavior and financial problem among employees in Malaysia. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 5(7), 222-228.
  8. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley.
  9. Furnham, A. (1985). Why Do People Save? Attitudes to, and Habits of Saving Money in Britain. Journal of Applied Social Psychology, 15, 354-373.
  10. Furnham, A. (2001). Parental attitudes to pocket money/allowances for children. Journal of Economic Psychology, 22(3), 397–422.
  11. Hair, J. S., Black, B., Babin, B. J. & Anderson, R. E. (2010). Multivariate Data Analysis: Global Edition, 7th Edition.
  12. Kim, G. J. & Hanna, S. D. (2017). Do self-control measures affect saving behavior? Journal of Personal Finance, 16(2), 7-19.
  13. Lê Hoàng Anh, Đỗ Ngọc Duy, Ngô Gia Phong, Nguyễn Thị Thanh Huyền & Hoàng Minh Quang (2018). Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia. Kinh tế Việt Nam năm 2018 và Triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng, 32: 463–476.
  14. Lim, C. S., Sia, B. K. & Gan, G. J. (2011). The Analysis of Psychological Factors Affecting Savers in Malaysia. Middle Eastern Finance and Economics, 12, 77-85.
  15. Lusardi, A. (2005). Financial Education and the Saving Behavior of African-American and Hispanic Households. Report for the US Department of Labor, February 2005.
  16. Lynch, J. G. & Zauberman, G. (2006). When do you want it? Time, decisions, and public policy. Journal of Public Policy and Marketing, 25(1), 67–78.
  17. Mahdzan, N. S. & Tabiani, S. (2013). The Impact of Financial Literacy on Individual Saving: an Exploratory Study in the Malaysian Context, Transformations in Business & Economics, Vol. 12, 1(28), 41-55.
  18. Nga, J. K. H., Yong, L. H. L., & Sellappan, R. D. (2010). A study of financial awareness among youths. Young Consumers: Insight and Ideas for Responsible Marketers, 11(4), 14 – Nov 23, 2010.
  19. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
  20. Nguyen Thi Hai Yen (2015). Evaluate financial literacy of vietnamese students in higher education and its determinants – the need of financial education. Vietnam Economist Annual Meeting.
  21. Otto, A. M. C. (2009). The economic psychology of adolescent saving. Thesis for the degree of Doctor of Philosophy in Psychology.
  22. Sabri, M. F., Macdonald, M., Masud, J., Paim, L., Hira, T. & Othman, M. A. (2008). Financial Behavior and Problems among College Students in Malaysia: Research and Education Implication. Consumer Interests Annual, 54(1), 166-170.


Factors Affecting the Savings Behavior: The Case of Students in the Banking University Ho Chi Minh City

Abstract:

This study analyzes the factors that influence the savings behavior of students in the Banking University Ho Chi Minh City (BUH). Using a primary data from the 5-level Likert questionnaire survey for 200 BUH students, the study performed exploratory factor analysis and implemented multivariate regression analysis employing SPSS 20.0. The results of regression analysis show three key factors influencing the savings behavior of BUH students, including: (i) Financial literacy; (ii) Parental socialization; (iii) Self-control. On that basis, the study recommends as follows: (i) parents should practice thrift and educate students to save from an early age; (ii) students need to increase their financial literacy to be able to make financial decisions in general, and save money in particular, thereby helping students to have backup sources for emergency situations, which can be done their goals in the short and long term; (iii) students need to improve their self-control in spending, whereby spending must also plan through clearly defining current and future needs and wants to spend properly to ensure the student's quality of life.