Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 157 | THÁNG 04/2019

Hiệu suất kinh tế vĩ mô và hiệu lực của chính sách tiền tệ

Hồ Thị Lam, Trần Ngọc Thơ

Tóm tắt:

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách quan trọng nhất để điều tiết nền kinh tế. Mục tiêu của CSTT ở hầu hết các quốc gia là đạt được sự ổn định về giá và kinh tế vĩ mô. Mặc dù đánh giá hiệu lực CSTT là một nhu cầu thiết yếu để nhận diện tác động của chính sách đến nền kinh tế cũng như có các biện pháp cải thiện các hành động chính sách, tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về thước đo hiệu lực CSTT. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng lý thuyết đường cong Taylor, được phát triển bởi Taylor (1979) và phương pháp mô phỏng giải quyết bài toán tối ưu theo mô phỏng của Monte Carlo để phát triển phương pháp đo lường hiệu lực CSTT tại bảy quốc gia phát triển thuộc nhóm nước G-7 trong giai đoạn 1951–2017. Kết quả cho thấy, hiệu lực CSTT thay đổi đáng kể theo thời gian, đặc biệt có sự sụt giảm đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế quốc gia và toàn cầu. Kết quả phù hợp với thực tế điều hành CSTT tại các quốc gia và phù hợp với kết quả từ những nghiên cứu trước đây, là cơ sở để gợi ý một thước đo chuẩn xác về hiệu lực của CSTT.


Macroeconomic Performance and Monetary Policy Effectiveness

Abstract:

This paper proposes a method for measuring monetary policy efficiency. We measure the contribution of improved monetary policies to the changes in macroeconomic performance identified with inflation and output stability. We examine the efficiency of monetary policies of G7 countries from 1951 to 2017 by measuring the orthogonal distance between the observed volatilities of the output gap and inflation from the Taylor curve. We also identify time periods in which the variability of G-7 economies changed by observing shifts in this efficiency frontier. Our findings show that the monetary policy effectiveness changes significantly over time, especially a significant decrease during the periods of na-tional and global economic crisis.