Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 157 | THÁNG 04/2019

Kinh nghiệm quản lý tiền ảo, Bitcoin ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Tuyết Dương, Phan Minh Anh

Tóm tắt:

Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, các loại tiền ảo hay chính xác hơn là tiền mã hóa (crytocurrency) với đại diện là Bitcoin nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ và tiền tệ, tài chính. Dựa trên nền tảng ngang hàng, không chịu sự kiểm soát của bất cứ Ngân hàng Trung ương (NHTW) hay Chính phủ nào, tiền ảo và Bitcoin đã đặt ra không ít thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước khi tiền ảo trở nên ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế-xã hội. Các chính sách quản lý, giám sát tiền ảo và Bitcoin trên thế giới hiện khá đa dạng, phản ánh nhiều cách thức tiếp cận khác nhau. Kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đã chỉ ra rằng trong khi tiếp tục nghiên cứu để nắm rõ hơn nền tảng công nghệ của tiền ảo và ứng dụng tiềm năng của nó, các chính sách quản lý tiền ảo và Bitcoin của các nước cần linh hoạt và bám sát điều kiện thực tế của từng quốc gia về thể chế, năng lực giám sát hệ thống tài chính, văn hóa ưa thích đổi mới, công nghệ. Trước mắt, cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia cần chú trọng vào việc theo dõi giám sát các sàn giao dịch tiền ảo, Bitcoin và các ngân hàng thương mại để bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn việc sử dụng tiền ảo, Bitcoin cho mục đích gây tổn hại tới sự ổn định, lành mạnh và toàn vẹn của hệ thống tiền tệ, tài chính quốc gia.


Regulation of Bitcoin and Other Cryptocur-rencies: Experience from Other Countries and Lessons for Vietnam

Abstract:

After the global financial crisis in 2008, virtual currency or more precisely “cryp-tocurrency” with the representation of “Bitcoin” emerged as a remarkable phenomenon in term of technology and finance. Based on a peer-to-peer platform and not under the con-trol of any Central Banks or Governments, virtual currencies and Bitcoin pose significant challenges for authorities as they become more and more popular in economic – social life. Regulation and supervision of Bitcoin in the world are quite diverse, reflecting many differ-ent approaches. Experiences of some countries such as China, Japan and Thailand demon-strate that while continuing to seek better understanding of the potential application and innovation of virtual currencies, the regulatory policies of these countries should be flexi-ble and adhere to their current conditions in terms of the institutions, the capacity to moni-tor the financial system, the culture of innovation. In short term, it is necessary to focus on supervision of virtual currencies trading platforms and commercial banks to protect con-sumers and prevent the use of virtual currencies from damaging soundness, stability, and integrity of the monetary and financial systems.