Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 141 | THÁNG 12/2017

Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát - kiểm định trường hợp Việt Nam

Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Tiến Nhật, Lê Ngọc Quỳnh Anh

Tóm tắt:

Nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hưởng từ những biến động trong tỷ giá hối đoái đến những thay đổi của lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam bằng mô hình State-space dựa trên bộ lọc Kalman. Kết quả đã cung cấp bằng chứng về sự tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này. Lạm phát khá nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ giá - cơ chế truyền dẫn từ tỷ giá sang lạm phát mang tính động, thay đổi theo từng thời kỳ và tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng nóng thì hiệu ứng truyền dẫn mạnh hơn so với thời kỳ “nguội lạnh”. Từ đó, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng về việc có thể dự báo sự thay đổi của chỉ tiêu lạm phát dựa trên sự biến động của tỷ giá, tuy nhiên thời gian dự báo ngắn và mức độ chính xác còn khá hạn chế.


Evaluation of Exchange Rate Pass - Through into Inflation: Testing in Vietnam

Abstract:

This article addresses the exchange rate pass-through into domestic prices under the influence of inflation by using State-space model base approach together with Kalman filter. We found a non-linear relationship between the exchange rate pass-through and inflation. In general, the inflation is highly responsive to the fluctuation of exchange rate which is considered a direct channel of transmission of foreign inflation into domestic inflation which will change according to period and macroeconomic situation in the country and in the world. This study indicates that the level of exchange rate pass-through was high in the high economic growth period and in reverse. The result of this research is able to be used as an anticipation for the change of the inflation according to changes in exchange rate but this anticipation is valid in short term and not highly accurate.