Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 141 | THÁNG 12/2017

Tác động của downside beta đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán - nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Trần Thị Tuấn Anh, Phạm Thị Hoài Thu

Tóm tắt:

Bài nghiên cứu sử dụng giá đóng cửa hàng ngày được thu thập từ 242 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2012-2016 để phân tích tác động của downside beta đến tỷ suất sinh lợi (TSSL) chứng khoán theo từng ngành và so sánh với kết quả phân tích khi sử dụng hệ số beta CAPM truyền thống. Các beta CAPM và downside beta này biến động theo thời gian và được tính toán bằng phương pháp cửa sổ cuộn (rolling method) với chiều dài cửa sổ là một năm giao dịch. Các kết quả tính toán cho thấy, giá trị trung bình của các downsite beta như beta HW, beta HR cao hơn beta CAPM thông thường. Điều này hàm ý rằng, các nhà đầu tư rất nhạy cảm với rủi ro giá xuống, trong khi beta thông thường không nắm bắt được sự nhạy cảm này. Sử dụng phương pháp hồi quy chéo Fama-Macbeth (1973), kết quả hồi quy cho thấy, downside beta thực sự giải thích được sự biến động của TSSL chứng khoán của các ngành công nghiệp, dầu khí, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, tài chính, trong đó có những ngành mà beta CAPM truyền thống không giải thích được. Ở những ngành này, hệ số downside beta có dấu âm chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro giá xuống và TSSL.


The Role of Time-Varying Downside Beta in Explaining Stock Returns: An Empirical Reseach in Vietnam

Abstract:

The study uses daily closing prices collected from 242 companies listed on the HOSE during 2012-2016 to calculate and analyze the impact of the beta CAPM and downside beta on the excess stock returns. Time-varying beta CAPM and time-varying downside beta are obtained by rolling method with one-year window length. The results show that the mean of downside beta such as beta HW, beta HR is higher than beta CAPM. This implies that investors are very sensitive to downside price risk, while beta CAPM generally does not capture this sensitivity. Using Fama-Macbeth (1973) cross-sectional regression, the downside beta actually explains the volatility of the stock returns of Industry, Petroleum, Consumer Goods, Materials, Finance in which some industries cannot be explained by original beta CAPM. In these sectors, the downside beta has a negative sign of the negative relationship between the downside risk and stock returns.