Tóm tắt:
Trong khoảng 10 năm gần đây, kể từ năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, các cam kết kinh tế quốc tế khác, là thành viên của AEC và chuẩn bị thực hiện các cam kết TPP, mức độ hội nhập kinh tế của Việt Nam nói riêng và xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng lớn. Nhưng chúng ta cũng chứng kiến những biến động kinh tế khó lường trong và ngoài nước, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008 mà nhanh chóng trở thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tác động lớn của nó đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu này bàn đến nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ, phân tích, đánh giá các biện pháp khắc phục của Chính phủ Mỹ và đưa ra một số liên hệ, khuyến nghị đối với Việt Nam. Trong số các nguyên nhân giả định của khủng hoảng này, cần nhấn mạnh việc cho vay dưới chuẩn, việc sử dụng rộng rãi thiếu kiểm soát các công cụ tài chính phái sinh, sự buông lỏng kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động ngân hàng.
Abstract:
In the last 10 years, after becoming the official member of WTO in 2007, Vietnam has made commitments to the comply with the US-Vietnam Bilateral Trade Agreement and orther international economic agreements. Vietnam has also become a member of the AEC and entered into important free trade agreements, notably the Trans Pacific Partnership. The financial integration of Vietnam in the global economy has been increasing rapidly. However, Vietnam also witnesses the unexpected economic fluctuations domestically and internationally. The global financial crisis, especially the US financial crisis, exerts a major impact on Vietnam’s economy and its banking system. Accordingly, the real estate market, stock market and banking system in Vietnam have fluctuated remarkably. This article discuses the causes of the US financial crisis and analyses the US government’s solutions. The causes of the US financial crisis are distributed to lax lending standards, failures in regulations of derivates financial instruments, and lack of state control of banking systems. In this respect, recommendations are made for Vietnam’s case.