Tóm tắt:
Bài nghiên cứu phân tích, đánh giá tăng trưởng kinh tế (TTKT) Việt Nam theo cách tiếp cận cấu trúc. Trong cấu trúc đầu vào của TTKT Việt Nam, các yếu tố hữu hình như vốn và lao động vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) chưa đáng kể và điều đó chứng tỏ Việt Nam trong giai đoạn phát triển thấp. Hơn nữa TTKT khá cao của Việt Nam trong 30 năm qua chưa tạo nên sự phát triển bứt phá. Việt Nam đang ở đầu giai đoạn phát triển thứ hai - định hướng vào hiệu quả. Vì vậy, để chuyển nhanh sang giai đoạn phát triển cao hơn, Việt Nam cần chọn cách thức nhảy cóc và trước hết cần thay đổi mô hình tăng trưởng với việc thực hiện các cải cách toàn diện, đặc biệt trong phát triển vốn nhân lực, đổi mới thể chế, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, tái cơ cấu khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước.
Abstract:
The paper analyzes and assesses Vietnam’s economic growth employing structural approach. In structural inputs of Vietnam economic growth, tangible factors such as capital and labour account for a large proportion, while contribution of total factor productivity (TFP) is low and this shows that Vietnam is at the lower stage of development. Furthermore, high stock market of Vietnam in 30 years not to make a breakthrough development. Vietnam is in the early stage of the second development - oriented to efficiency. So, to move more quickly into a higher stage of development, Vietnam should choose a leapfrogging way. First and foremost, Vietnam needs to change the growth model for the implementation of comprehensive reforms, especially with respect to human capital development, institution innovation, encouragement of private enterprises, restructuring of financial sector and state enterprises.