Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 130&131 | THÁNG 01&02/2017

Kiểm định thang đo HEdPERF trong bối cảnh dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam - nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Lê Ngọc Thắng

Tóm tắt:

HEdPERF là một thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học (CLDVGDĐH) được phát triển trong lĩnh vực giáo dục tại Malaysia. Tuy nhiên, kết quả phát triển thang đo cho thấy, còn một số điểm cần làm rõ. Nghiên cứu này hướng đến việc điều chỉnh thang đo HEdPERF để áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp định tính và định lượng, sử dụng quy trình điều chỉnh thang đo kết hợp từ đề xuất của Hinkin (2005) và Nguyễn Đình Thọ (2011), áp dụng các phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM, dựa trên dữ liệu thu thập trong các năm 2013, 2014 từ sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH). Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo HEdPERF được điều chỉnh gồm năm thành phần là chất lượng hoạt động giảng dạy, chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng phục vụ giao dịch hành chính và học vụ, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng tiện ích cộng thêm.


Reassessment of HEdPERF scale in using this scale to measurie higher educational service quality in Vietnam – an empirical research at Banking University Ho Chi Minh City

Abstract:

HEdPERF scale were developed within the context of higher education sector in Malaysia to measure higher educational service quality. However, factor analysis in scale developing stages showed unconvincing results. The purpose of this study is to apply the adjusted HEdPERF scale in Vietnam. This article builds on the work of Hinkin (2005) and Nguyen Dinh Tho (2011) that proposed the process for developing reliable and valid measurement instruments; applying cronbach's alpha, EFA, CFA, SEM on the dataset collected from survey of students at Banking University of Ho Chi Minh City, Vietnam of during 2013 and 2014. The results show that the modified HEdPERF consists of quality of teaching, quality of curriculum, quality of administrative transactions, quality of infrastructure and quality of additional services for life.