Tóm tắt:
Mục đích của nghiên cứu là nhằm làm rõ ý định sử dụng thẻ tín dụng (TTD) của người tiêu dùng trong bối cảnh chúng được kỳ vọng trở thành công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên sự kết hợp có chọn lọc các lý thuyết hành vi tiêu dùng với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 402 khách hàng nhận lương qua tài khoản ngân hàng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả phân tích cho thấy, lợi ích cảm nhận, kiểm soát hành vi cảm nhận và ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực, trong khi rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng TTD của người tiêu dùng Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà hoạch định chiến lược có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm gia tăng ý định sử dụng TTD của người tiêu dùng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh
doanh TTD tại Việt Nam.
Abstract:
This study develops an integrated model of technology adoption, including perceived usefulness, perceived behavioral control, perceived risk and social influence to examine consumers’ intended use of credit card. A nationwide online survey of 402 bank payroll account holders was conducted to test developed hypotheses in the proposed research model. The results of structural equation modeling reveal that perceived usefulness, perceived risk, social influence, and perceived behavioral control are significant determinants to predict consumers’ intended use. Of these factors, only perceived risk is considered as a barrier of the intention to use a credit card. The findings provide better understandings of consumers’ plan to use credit cards and their antecedents. Based on these findings, strategic decision makers can develop appropriate policies to increase the use of credit cards for daily expenses, thereby improving the efficiency of the credit card business in Vietnam.