Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 158 | THÁNG 05/2019

Phát triển kinh tế vùng: Nhìn từ khía cạnh khởi nghiệp, vốn xã hội và quản trị

Nguyễn Văn Điệp, Lê Cát Vi, Võ Tuấn Thành

Tóm tắt:

Ở góc độ kinh tế học, vùng kinh tế (VKT) là một lãnh thổ có vị trí địa lý, ranh giới hành chính rõ rệt, trong đó chứa đựng những mối quan hệ qua lại được đo bằng khối lượng hàng hóa thường xuyên sản xuất ở nơi đó và những mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt hơn, Nguyễn Văn Cường (2012) cho rằng, việc phát triển kinh tế vùng không những góp phần tích cực vào tăng trưởng riêng của cả nước mà còn ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế chung của thế giới. Dựa vào các lý thuyết tăng trưởng và các nghiên cứu thực nghiệm, bài viết này tập trung tóm tắt ba yếu tố đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng trên thế giới, đó là khởi nghiệp, vốn xã hội và quản trị. Trên cơ sở này, các nhà hoạch định chính sách vùng của Việt Nam có thể tham khảo để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết vùng.


Regional Economic Development: From the Perspective of Entrepreneurship, Social Capital, and Governance

Abstract:

From an economic view, the regional economy is a territory with a clear geographical position and administrative boundary, which contains reciprocal relationships measured by the volume of goods produced regularly and other socio-economic relations. More specifically, Nguyen Van Cuong (2012) show that regional economic development not only contributes positively to the country's growth but also affects the overall economic growth of the world. Based on growth theories and empirical studies, this article focuses on summarizing three factors that have contributed significantly to regional economic development in the world, namely entrepreneurship, social capital, and governance. Therefore, regional policymakers in Vietnam can refer findings of this study to make policies to promote and improve regional linkage efficiency.