Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 114 | THÁNG 9/2015

Vai trò của thể chế và các giải pháp nâng cao chất lượng thể chế tại Việt Nam

Nguyễn Hồng Nga

Tóm tắt:

Nghiên cứu này đánh giá chất lượng dự báo của các mô hình ước lượng giá trị rủi ro (Value at risk - VaR) được áp dụng tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng 12 mô hình khác nhau để ước lượng VaR 1-ngày của chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index ở các mức rủi ro 5%; 2,5%;1%; 0,5% và 0,1% với mẫu dữ liệu gồm 2.001 quan sát trong giai đoạn 2006-2014. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng chất lượng ước lượng của các mô hình phụ thuộc vào kích cỡ mẫu được chọn. Việc lựa chọn kích cỡ mẫu không phù hợp sẽ dẫn đến giá trị VaR ước lượng quá cao hoặc quá thấp, đồng thời khi so sánh chất lượng ước lượng giữa các mô hình với cùng một kích cỡ mẫu chỉ ra rằng chất lượng dự báo của mô hình là không đồng nhất ở các mức rủi ro. Trong các mô hình được sử dụng, Mô hình trung bình trượt (MA) và Mô hình giả lập lịch sử (HS – Historical Simulation) có mức độ phù hợp để thực hiện là kém nhất. Đồng thời, với một kích cỡ mẫu phù hợp, các mô hình họ GARCH: GARCH(1,1), GJR-GARCH(1,1), EGARCH(1,1), t-GARCH(1,1), t-GJR-GARCH(1,1),t-EGARCH(1,1) có thể ước lượng VaR tốt ở các mức rủi ro từ 5% đến 1%. Tuy nhiên ở các mức rủi ro thấp hơn, các mô hình như EVT-GARCH (1,1) và FHS-GARCH(1,1) sẽ là một lựa chọn phù hợp.