Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

Số 171 | tháng 6/2020

Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc và cảm nhận sự hỗ trợ của tổ chức đến hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Điệp

Tóm tắt:

Bài viết này phân tích ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc (EI) và cảm nhận sự hỗ trợ của tổ chức (POS) đến hiệu quả công việc (JP) của nhân viên. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến từ một mẫu gồm 174 nhân viên làm việc trong các ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS thông qua các kỹ thuật kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy giữa các biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy EI và POS có tác động tích cực đến JP của nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của các khía cạnh EI lên JP, đó là đánh giá cảm xúc bản thân và đánh giá cảm xúc của người khác có ảnh hưởng tích cực đến JP của nhân viên. Các kết quả này làm cơ sở cho các hàm ý quản trị tương ứng. Phân tích dữ liệu chi tiết, thảo luận và kết luận với những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được trình bày.


The Impact of Emotional Interligence and Perceived Organizational Support on Employee’s Job Performance in Ho Chi Minh City banks

Abstract:

This article analyzes the impact of emotional intelligence (EI) and perceived organizational support (POS) on employees’ job performance (JP). The data was collected through an online survey questionnaire from a sample of 174 employees working in banks in HCMC. The data were processed by SPSS software through the reliability testing techniques, exploratory factor analysis (EFA), correlation, and regression analysis among research variables. The findings show that EI and POS have a positive impact on JP of bank employees. The study also shows the effect of EI aspects on JP, which is the self-emotion appraisal and the others’ emotion appraisal that have a positive impact on employees’ JP. These results form the basis for their respective governance implications. Detailed data analysis, discussion, and conclusions with limitations and future research directions are also presented.