Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 138 | THÁNG 9/2017

ASEAN economic community: opportunities and challenges for Vietnamese service providers

Nguyen Tien Hoang

Tóm tắt:

At the end of 2015, ASEAN Economic Community (AEC) was established with the participation of 10 member states of the ASEAN. The establishment of AEC has brought new advancements in many aspects of the region as a whole, such as regional economy, market power, human development, political progress, social and cultural maintenance, etc. Particularly for AEC, it aims at creating a region that features one single market and production base, high competition, equitable economic development and full integration into the global economy. For Vietnam, the establishment of AEC will provide ample opportunities for higher growth and deeper integration in the regional community. Beside opportunities, challenges are also manifested, which covers every field of our economy. This article focuses on opportunities and challenges for Vietnamese service providers in the context of AEC. After analysing the content of trade in services under AEC and current situation of Vietnamese service providers, fundamental opportunities and challenges are forecasted. This article shows the author’s own viewpoints based on collected data. The research result shows that main opportunities are as follows: (1) market expansion and deeper economic integration, (2) more chances of product development and business growth, (3) great progress in e-commerce services, and (4) high quality human resources. Main challenges are as follows: (1) loss of market shares in both domestic and regional market, (2) pressure of wasting favorable conditions for growth and being overwhelmed with new policies and regulations, and (3) pressure of continuous improvement and development. The opportunities and challenges require synchronised and feasible solutions from both Vietnamese state authorities and service providers.


Cộng đồng kinh tế Asean: cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của Việt Nam

Abstract:

Vào cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên AEAN. Việc hình thành AEC đã tạo ra nhiều bước phát triển mới trong khu vực, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, sức hút thị trường, phát triển con người, hoàn thiện thể chế chính trị, duy trì yếu tố văn hóa và xã hội… Cụ thể, AEC hướng tới mục tiêu tạo ra một khu vực với thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, khả năng cạnh tranh cao, phá triển kinh tế công bằng và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc ra đời của AEC sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển nhanh hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực. Bên cạnh cơ hội, các thách thức đặt ra đối với từng lĩnh vực của nền kinh tế cũng rất đáng kể. Bài viết này tập trung phân tích và nhận diện các cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC. Sau khi phân tích nội dung về thương mại dịch vụ trong AEC và thực trạng về doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của Việt Nam, tác giả đã dự báo các cơ hội và thách thức quan trọng. Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả dựa trên các dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ hội chính được nhận diện là: (1) mở rộng thị trường và hội nhập sâu hơn về kinh tế, (2) gia tăng cơ hội cho sự phát triển sản phẩm và tăng trưởng hoạt động kinh doanh, (3) phát triển mạnh mẽ lĩnh vực thương mại điện tử, và (4) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các thách thức chính được dự báo là: (1) đánh mất thị phần ở cả thị trường nội địa và khu vực, (2) sức ép phải tận dụng các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nội luật hóa để đáp ứng yêu cầu hội nhập, và (3) sức ép tiếp tục đổi mới và phát triển.