Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 201 | THÁNG 12/2022

Các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam

Bùi Đan Thanh, Nguyễn Ngọc Huyền

Tóm tắt:

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM), bài viết tìm ra các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2010–2021. Tác giả sử dụng các mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và chọn ra mô hình phù hợp là FEM. Ngoài ra, phương pháp ước lượng hồi quy bằng mô hình GMM cũng được thực hiện để khắc phục các khuyết tật và hiện tượng nội sinh của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm yếu tố đặc điểm ngân hàng và ba yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu của các NHTM. Các yếu tố đặc điểm ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ nợ xấu (TLNX) năm trước (NPLt-1), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) và tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGR). Ngược lại, các biến quy mô ngân hàng (SIZE) và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng. Đối với các biến yếu tố vĩ mô, nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với nợ xấu, trong khi biến tỷ lệ thất nghiệp (UNL) không có tác động tới nợ xấu của các NHTM. Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà quản trị NHTM và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để quản lý tốt TLNX, thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển bền vững.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297.
  2. Ari, A., Chen, S., & Ratnovski, L. (2020). COVID-19 and non-performing loans: lessons from past crises. Available at SSRN 3632272.
  3. Ashikuzzaman, N. M. (2022). Does growth of nonperforming loan ratio have a temporal impact on private credit growth in Bangladesh economy? Asian Journal of Economics and Banking, (ahead-of-print). 6(3), 404-412.
  4. Berger, A., & DeYoung, R. (1997).  Problem loas and cost efficiency commercial banks. Journal of Banking and Finance, 21, 1-29.
  5. Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of econometrics, 87(1), 115-143.
  6. Bofondi, M. & Ropele, T. (2011). Macroeconomic Determinants of Bad Loans: Evidence from Italian Banks, Occasional Papers, 89.
  7. Đặng Thị Ngọc Lan (2019). Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, (49), 50-61.
  8. Ekanayake, E. M. N. N., & Azeez, A. A. (2015). Determinants of non-performing loans in licensed commercial banks: Evidence from Sri Lanka. Asian Economic and Financial Review, 5(6), 868-882.
  9. Ernst & Young, LLP. (2004).  The Ernst & Young tax guide 2004. Hoboken, NY: John Wiley & Sons.
  10. Farrar, D. E., & Glauber, R. R. (1967). Multicollinearity in regression analysis: the problem revisited. The Review of Economic and Statistics, 92-107.
  11. Filip, B. F. (2015). The quality of bank loans within the framework of Globalization. Procedia Economics and Finance,20, 208-217.
  12. Fojack, H. (2005). Non-perfoeming loans in sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications. World Bank Policy Research Working, Papern ° 3769.
  13. Hasan, I., & Wall, L. D. (2004). Determinants of the loan loss allowance: Some cross‐country comparisons. Financial review, 39(1), 129-152.
  14. Kartikasary, M., Marsintauli, F., Serlawati, E., & Laurens, S. (2020). Factors affecting the non-performing loans in Indonesia. Accounting, 6(2), 97-106.
  15. Keeton, W. R. (1999). Does faster loan growth lead to higher loan losses? Economic review-Federal reserve bank of Kansas City, 84(2), 57.
  16. Khamisah, N., Nani, D. A., & Ashsifa, I. (2020). Pengaruh Non Performing Loan (NPL), BOPO dan Ukuran Perusahaan Terhadap Return On Assets (ROA) Perusahaan Perbankan yang Terdaftar di Bursa Efek Indonesia (BEI). TECHNOBIZ: International Journal of Business, 3(2), 18-23.
  17. Khan, M. A., Siddique, A., & Sarwar, Z. (2020). Determinants of non-performing loans in the banking sector in developing state. Asian Journal of Accounting Research, 5(1), 135-145.
  18. Khemraj, T., & Pasha, S. (2009). The determinants of non-performing loans: an econometric case study of Guyana. MPRA Paper No. 53128
  19. Klein, N. (2013). Non-performing loans in CESEE: Determinants and impact on macroeconomic performance. International Monetary Fund.
  20. Li, Y., Hu, J. L., & Chiu, Y. H. (2004). Ownership and production efficiency: Evidence from Taiwanese banks. The Service Industries Journal, 24(4), 129-148.
  21. Louzis, D. P., Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank-specific determinants of nonperforming loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking and Finance, 36(4), 1012-1027.
  22. Makri, V., Tsagkanos, A., & Bellas, A. (2014). Determinants of non-performing loans: The case of Eurozone. Panoeconomicus, 61(2), 193-206.
  23. Messai, A. S. & Jouini, F. (2013). Micro and Macro Determinants of Non-performing Loan. International Journal of Economics and Financial Issues, Econjournals, 3(4), 852-860.
  24. Messai, A. S., & Jouini, F. (2013). Micro and macro determinants of non-performing loans. International journal of economics and financial issues, 3(4), 852-860.
  25. Nguyễn Thị Hồng Ánh, Phan Phạm Bảo Hân, Đậu Như Mây, & Trần Thị Nhật Tiên
  26. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống NHTM. Tạp chí Kinh tế & Quản trị kinh doanh, 18 (2021).
  27. Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng (2020). Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô và đặc thù ngân hàng đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm của các NHTM Đông Nam Á. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 29(7), 37-51.
  28. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Yếu tố tác động đến nợ xấu các NHTM. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(11), 80-98.
  29. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017). Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  30. Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, & Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017). Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của NHTM. Tạp chí Tài chính. Kỳ 1, số 12, 79-81.
  31. Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân, & Lê Thị Hương Mai (2018). Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 13(3), 261-274.
  32. Nguyễn Tuấn Kiệt & Đinh Hùng Phú (2016). Phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến các NHTM giai đoạn 2007-2013. Tạp chí Kinh tế & Phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân, số 229(7/2016), 9-16.
  33. Nkusu, M. M. (2011). Nonperforming loans and macrofinancial vulnerabilities in advanced economies. International Monetary Fund.
  34. Novellyni, D., & Ulpah, M. (2017). Non-Performing Loans, Moral Hazard and Lending Behaviour of Indonesian Banks. International Journal of Economics & Management, 11(S2), 365-378.
  35. Ozili, P. K. (2022). Economic policy uncertainty, bank nonperforming loans and loan loss provisions: are they correlated? Asian Journal of Economics and Banking, 6(2), 221-235.
  36. Ozurumba, B. A. (2016). Impact of non-performing loans on the performance of selected commercial banks in Nigeria. Research journal of Finance and Accounting, 7(16), 95-109.
  37. Partovi, E., & Matousek, R. (2019). Bank efficiency and non-performing loans: Evidence from Turkey. Research in international Business and Finance, 48(C), 287-309.
  38. Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 194, 1-10.
  39. Rajan, R., & Dhal, S. C. (2003). Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: An empirical assessment. Reserve Bank of India Occasional Papers, 24(3), 81-121.
  40. Salas, V., & Saurina, J. (2002). Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial and savings banks. Journal of Financial Services Research, 22(3), 203-224.
  41. Trần Vương Thịnh & Nguyễn Ngọc Hồng Loan (2021). Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại NHTM. Tạp chí Công thương. Số 24, tháng 10/2021.
  42. Vatansever, M., & Hepsen, A. (2015). Determining impacts on non-performing loan ratio in Turkey. Journal of Applied Finance and Banking, 5(1), 1.


Factors Affecting Non-Performing Loans of Vietnamese Commercial Banks

Abstract:

Based on the research data of 27 commercial banks, the article aims to determine the factors affecting the bad debts of Vietnamese commercial banks over the period 2010–2021. The author uses Pooled models OLS, FEM, and REM and chooses the suitable model as FEM. In addition, the regression estimation method by the GMM model is also implemented to overcome the defects and endogenous phenomena of the model. Research results show that there are five factors of banking characteristics and three macro factors affecting non-performing loans of Vietnamese commercial banks. The bank's characteristics, including the NPL ratio of the previous year (NPLt-1), provision ratio for credit risk (LLR), and credit growth rate (LGR) has a positive impact on NPLs. In contrast, bank size (SIZE) and return on equity (ROE) negatively affect NPLs. For the macro variables, the author determined that the economic growth rate (GDP), the inflation rate (INF) and the exchange rate have a positive correlation with bad debt, unemployment rate (UNL) has no impact on the bad debts of Vietnamese commercial banks. Based on these results, the author proposes some recommendations for the managers of commercial banks and the State Central Bank of Viet Nam to manage the bad debt ratio and promote the sustainable development of the banking industry.

DOI: https://doi.org/10.63065/ajeb.vn.2022.201.81457

Liên hệ
  • Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

    Cơ quan xuất bản: Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á

  • Địa chỉ Tòa soạn: 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 028.38210238|Email: ajeb.vn@hub.edu.vn
  • Giấy phép trang thông tin điện tử: Số 201/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 11/11/2016
  • Giấy phép Hoạt động Tạp chí in: 388/GP-BTTTT ngày 02/11/2018 in tại Công ty TNHH Một Thành viên In Kinh tế
  • Tổng Biên tập: ..........................................................
Thể lệ tạp chí
Thống kê
  • 1.353 lượt truy cập
  • 13 trực tuyến
  • 205 Tạp chí đã được phát hành
  • 808 Bài viết được phát hành