Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 201 | THÁNG 12/2022

Đánh giá chung về hoạt động phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Lan

Tóm tắt:

Phát triển thương hiệu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ (GSMN) nói riêng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung đã, đang và sẽ là vấn đề cực kỳ quan trọng. Xây dựng và phát triển thương hiệu nhóm sản phẩm GSMN truyền thống thời gian qua đã có những khởi sắc. Một số thương hiệu đã có những tiếng tăm, uy tín nhất định ở cả thị trường trong và ngoài nước, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của làng nghề. Nhiều sản phẩm GSMN của làng nghề Chu Đậu, Bát Tràng,… được người tiêu dùng các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU biết đến và ưa chuộng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít những khó khăn, khi mà nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu, góp phần phát triển làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động luôn là vấn đề có ý nghĩa và cần nhận được sự quan tâm từ nhiều phía, trong đó các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò rất quan trọng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Aaker, D. A. (1991). Managing Brand Equity. The Free Press, New York.
  2. Aaker, D. A. (1996). Building strong Brands. The Free Press, New York.
  3. Kotler P.L, Kevin, K.L. (2009). , 13th edition, Prentice Hall
  4. Đỗ Hữu Hải (2018a). Slide bài giảng môn Quản trị thương hiệu.
  5. Đỗ Hữu Hải (2019a). Văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
  6. Đỗ Hữu Hải (2019b). Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
  7. Đỗ Hữu Hải (2019c). Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
  8. Nguyễn Quốc Thịnh & Nguyễn Thành Trung (2009). Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
  9. Nguyễn Quốc Thịnh (2018). Giáo trình quản trị thương hiệu. Nhà xuất bản Thống kê.


Developing Vietnamese Fine Art Ceramics Brand: A General Assessment

Abstract:

Brand development of ceramic products, fine art porcelain in particular and handicraft products in general, has been a crucial issue. Building and developing the brand name of traditional fine art ceramics and porcelain products in recent years has prospered. Many brands have gained fame and certain prestige in both domestic and foreign markets, bringing high economic value and contributing to poverty reduction and the general economic development of the craft village. Many ceramic and fine art porcelain products of Chu Dau and Bat Trang craft villages, etc., are known and favored by consumers in markets such as Japan, the US, and the EU. However, the problem of brand development of production and business establishments also encountered many difficulties when the world economy fell into crisis. Therefore, continuously learning, building and developing the brand, finding solutions to develop the brand, contributing to the development of the craft village, creating jobs, and increasing employee income have received much attention from many sides, especially in state management agencies, enterprises, and associations.