Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 132 | THÁNG 3/2017

Nhận diện gian lận báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam

Nguyễn Tiến Hùng, Võ Hồng Đức

Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường gian lận báo cáo tài chính (BCTC) tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam dựa trên lý thuyết Tam giác gian lận được đề cập trong chuẩn mực kiểm toán VSA240. Mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 88 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm 2014. Với việc sử dụng hồi quy Logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình được xây dựng dựa trên yếu tố Động cơ (được đại diện bởi Suất sinh lời trên tài sản và Đòn bẩy tài chính), yếu tố Cơ hội (được đại diện bởi Nợ phải thu trên doanh thu) và yếu tố Thái độ (được đại diện bởi Sự thay đổi kiểm toán viên độc lập và Ý kiến của kiểm toán viên độc lập về BCTC) khả năng dự báo chính xác đến 68% các công ty thuộc mẫu nghiên cứu, trong đó khả năng dự báo chính xác đến 75% đối với các công ty gian lận và 61% đối với các công ty không gian lận. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị đối với các bên sử dụng BCTC và cơ quan quản lý nhà nước nhằm giảm thiểu hành vi gian lận BCTC trong các doanh nghiệp.


Detection of fraud in financial statements at listed enterprises in Vietnam

Abstract:

This research aims to test the suitability of the measurement model in financial reporting fraud of listed enterprises in Vietnam, based on the fraud triangle mentioned in the audit standards VSA 240. The research sample included 88 listed enterprises on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) in 2014. Logistic regression was used in this research. The results showed that the model based on factor of Motivation (This is represented by account return on assets and financial leverage), and Opportunity (receivable on revenues) and Attitude (change of auditors and independent auditor's opinion on the financial statements). This model is capable of accurately predicting 68% of enterprises in the sample, including 75% fraudulent enterprises and 61% non-fraudulent enterprises. Based on the findings, the study makes recommendations for parties to use financial statements and State regulators to minimize fraudulent financial statements of enterprises.