ISSN | 2615-9813 |
ISSN (số cũ) | 1859-3682 |
Tóm tắt:
Là một trong ba trụ cột chính của hiệp ước Basel kể từ khi ra đời, quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu luôn đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong hệ thống. Tại Việt Nam, quy định về việc tính toán hệ số này đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và mới đây nhất là Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ ra những điểm nổi bật và thay đổi trong việc tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, bên cạnh đó đưa ra những so sánh trong các quy định tại Việt Nam với các chuẩn mực được khuyến nghị tại hiệp ước Basel II. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và các TCTD nhận thức rõ nét hơn về các số liệu về tỷ lệ an toàn vốn được tính toán và báo cáo, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh và điều hành vĩ mô của mình.
Abstract:
As one of the three pillars in Basel Accord, regulation on capital adequacy ratio plays the crucial for state banks worldwide to govern the credit institutions in the systems. In Vietnam, regulations on the calculation of capital adequacy ratio are indicated in a number of legal documents such as Decision 457/2005/QĐ-NHNN, Circular 13/2010/TT-NHNN, Circular 36/2014/TT-NHNN, Circular 06/2016/TT-NHNN, and Circular 41/2016/TT-NHNN issued recently. The paper aims at highlighting the calculation of capital adequacy ratio according to Circular 41/2016/TT-NHNN in comparison with which in Circular 36/2014/TT-NHNN and Basel II. The ideas revealed in the research could be considered by governors and financial institutions for education, issuing reports, and making decisions about capital adequacy ratio.