ISSN | 2615-9813 |
ISSN (số cũ) | 1859-3682 |
Tóm tắt:
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của chính sách an toàn vĩ mô (CSATVM) đến sự ổn định ngân hàng tại Việt Nam thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng động của 22 ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2008–2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu của CSATVM gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có tác động làm gia tăng sự ổn định ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi (LDR) có tác động làm gia tăng bất ổn ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều đến sự ổn định ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến sự ổn định ngân hàng. Trong khi đó, quy mô ngân hàng (BANKSIZE) không tác động đến sự ổn định ngân hàng tại Việt Nam.
Abstract:
The purpose of this paper is to evaluate the impact of macroprudential policies on bank stability in Vietnam. The study uses dynamic panel data of 22 commercial banks from 2008 to 2018. The study shows that the Capital adequacy ratio (CAR) and liquidity ratio (LIQ) had a positive effect on bank stability whereas the loans to deposits ratio (LDR) harmed bank stability. The study also shows that the cost to income ratio, the ratio of loans to total assets, economic growth had a positive relationship with bank stability. On the other hand, the inflation rate had a negative relationship with bank stability. However, the relationship between bank size and bank stability had not been found.