Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 214+215 | Tháng 01+02/2024

Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách

Lê Sĩ Đồng

Tóm tắt:

Kinh tế số (KTS) ra đời và phát triển nhanh chóng, và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở các nước cũng như ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ Cách mạng số sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các lĩnh vực KTS được hình thành từ việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tích hợp với các mô hình kinh doanh. Khả năng và tiềm năng công nghệ kỹ thuật số tích hợp với các mô hình kinh doanh cho phép đánh giá sự phát triển KTS. Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Công thương (2022). Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022. Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) (2023). Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022. Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam;
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021). Thông tư số 13/2021/-BKHĐT ngày 31/12/2021 về Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số.
  4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Nhà xuất bản Truyền thông và Thông tin.
  5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). Quyết định số 1354/QĐ-BTTTT ngày 07/7/2022 Ban hành Bộ chỉ tiêu, Công cụ đo lường kinh tế số.
  6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (2023). Báo cáo sơ kết và chuyển đổi số quốc gia 6 tháng đầu năm 2023.
  7. Bukht, R., & Heeks, R. (2017). Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy. Development Informatics Working Paper, (68).
  8. Chính phủ (2016). Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin;
  9. Google, Temasesk và Brain & Company (2022). Vietnam e_conomy sea_ report.
  10. IMF (2018). Measuring the Digital Economy. http://www.imf.org/external/pp/ppindex.aspx;
  11. Limna, P., Kraiwnit, T., & Siripinatthannakul, S. (2022). The growing trend of the digital economy: A review article. International Journal of Computing Sciences Research, 7, 1351-1361. https://doi.org/10.25147/ijcsr.2017.000.1.106;
  12. Nguyễn Mạnh Hùng (2021). Kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở một số quốc gia và giá trị tham khảo với Việt Nam. Truy cập tại http://hdll.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/kinh-nghiem-phat-trien-kinh-te-so-o-mot-so-quoc-gia-va-gia-tri-tham-khao-voi-viet-nam--%E2%80%8B, ngày truy cập 02/10/2023.
  13. Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0.
  14. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
  15. VECOM (2022). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam. Làn sóng thứ 2 của thương mại điện tử.
  16. VECOM (2023). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Viêt Nam hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững.
  17. Williams, L. D. (2021). Concepts of Digital Economy and Industry 4.0 in Intelligent and information systems. International Journal of Intelligent Networks, 2(2021), 122-129.


Digital Economy in Vietnam: An Overview, Developmental Potential, and Policy Implications

Abstract:

The digital economy has been developing rapidly and playing an important role in the economies of other countries as well as in Vietnam during the transition period from the digital revolution to the fourth industrial revolution thanks to the emergence of new digital technologies and digitalization. Digital economic sectors are formed by applying of digital technologies integrated with business models. Digital technology capabilities integrated with business models allow assessment development of the digital economy. According to this approach, an overview of the article examines the current situation, trend, potentails and solutions of the development of Vietnam’s digital economy which is based on the classification of the digital economy’s concepts according to scopes: the core digital economy, the narrow digital economy and the broad digital economy. This classification shows the role and interactions between information technology industry components, Industry 4.0 technology components and economic models in the scopes of the digital economy. The trend of the development of the digital economy come from the development of digital technologies, characteristics of assessing the potential of the digital economy and some methods of measuring the value of the digital economy to evaluate the potential of Vietnam digital economy. Research results show that up to now, the digital economy in Vietnam has mainly thrived thanks to the development of the information technology industy (ICT) and e-commerce fields. However besides ICT and e-commerce, the potential for developing of the digital economy in Viet nam will still be huge thanks to the development of the broad economy and the results of the digital transformation process in Vietnam.