ISSN | 2615-9813 |
ISSN (số cũ) | 1859-3682 |
Tóm tắt:
Dựa trên lý thuyết Tín hiệu và lý thuyết Dự định hành vi, nghiên cứu này phân tích nhận thức của ứng viên bên ngoài về thương hiệu nhà tuyển dụng và ảnh hưởng của nhận thức đó đến ý định theo đuổi công việc (YĐTĐCV) tại doanh nghiệp gia đình. Với 315 mẫu hợp lệ, độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định T-Test và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cách gọi “doanh nghiệp gia đình” không tạo ra nhận thức tiêu cực của ứng viên, đồng thời, không có sự khác biệt giữa sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và sinh viên khối ngành khoa học xã hội và kinh doanh về YĐTĐCV tại doanh nghiệp gia đình. Ngoài ra, các yếu tố Lương thưởng, An toàn nghề nghiệp, Phong cách doanh nghiệp, Sự cải tiến, Khả năng tài chính và Cơ hội thăng tiến có tác động tích cực đến YĐTĐCV tại doanh nghiệp gia đình.
Abstract:
This study using the Signaling theory, Theory of Planned Behavior (TPB), - to investigate nonfamily applicants’ perceptions towards family business employer brand and the influence of these factors on job pursuit intention to pursue a job vacancy at a family business. Three hundred fifteen availablesamples were collected and used to elaborate data with testing the reliability of the scale, perporming EFA, CFA, T-Test, and Structural Equation Modeling - SEM. The results showed that using a term of the family business when describing a company does not create a negative perception of nonfamily applicants about the family business employer brand. Besides, there is no difference between the two categories of the student with different majors towards their job pursuit intention. Moreover, the factors of family business employer brand, including Compensation, Job security, Style, Innovation, Thrift, and Opportunity that positively affect the job pursuit intention of nonfamily applicants are indicated and discussed.