Tạp chí đã xuất bản
2004
ISSN
ISSN 2615-9813
ISSN (số cũ) 1859-3682

SỐ 152 | THÁNG 11/2018

Tỷ giá thực hiệu dụng và hoạt động thương mại Việt Nam: 1992-2014

Nguyễn Trần Phúc

Tóm tắt:

Bài viết này đánh giá vai trò của chính sách tỷ giá đối với việc duy trì năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2014. Hai phương pháp phân tích dữ liệu được áp dụng trong bài viết bao gồm phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng. Trong đó, trên cơ sở mô hình thương mại bán phần, kỹ thuật phân tích đồng liên kết với mô hình Véc-tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu dụng (tỷ giá thực đa phương - REER tính toán theo phương thức yết tỷ giá gián tiếp) và kết quả hoạt động thương mại. Kết quả ước lượng cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa REER và xuất khẩu cũng như mối quan hệ dài hạn giữa REER và nhập khẩu trong giai đoạn 1992-2014. Trong khi đó, REER có xu hướng chung là tăng lên, nghĩa là Việt Nam đồng có xu hướng chung là tăng giá thực đa phương. Kết quả phân tích này hàm ý rằng, sự vận động của tỷ giá có xu hướng góp phần làm suy yếu năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại khá dai dẳng trong quá khứ. Kết quả phân tích cho thấy, việc xác định mức tỷ giá thực cân bằng cũng như điều chỉnh kịp thời mức độ sai lệch của tỷ giá thực là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.


The Real Effective Exchange Rate and Vietnamese Trade Performance in the Period 1992-2014

Abstract:

This paper investigates whether the conduct of exchange rate policies in Vietnam has been conducive to the preservation of external competitiveness over the 1992-2014 period. Two main analysis methods are employed: descriptive analysis and econometric analysis. The co-integration technique is applied to investigate the relationship between the real effective exchange rate (REER) and trade performance. The results of the econometric analysis indicate that there exists a long-run relationship between REER and exports as well as imports. In the meantime, REER generally showed an appreciating trend. This suggests that the conduct of exchange rate policies tended to contribute to the deterioration in the country’s external competitiveness over the studied period, thus leading to the persistent trade deficit in the past. Overall, the findings suggest that monitoring the equilibrium real exchange rate and adjusting misalignment in time appears to be a crucial tool for the authorities to ensure the external balance for the economy.